Hãng Luật Anh Bằng. Quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH. TƯ VẤN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH – MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP * Hotline: 0913 092 912 – 0982 69 29 12


Luật cạnh tranh được Quốc Hội ban hành 3/12/2004 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2005, Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Để hiểu rõ hơn về quy định pháp luật cạnh tranh, Hãng Luật Anh Bằng xin đưa ra các Quy định pháp luật cơ bản về Luật cạnh tranh như sau:

Hình ảnh mua bán DN 3- Hãng Luật Anh Bằng

1. Hành vi hạn chế cạnh tranh.

– Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Các hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

– Các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nếu vi phạm các quy định cấm về hành vi hạn chế cạnh tranh có thể bị xử phạt với mức rất cao, lên tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, còn có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như thu hồi giấy đăng ký kinh doanh và các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cơ cấu lại doanh nghiệp, buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua, buộc chia, tách, doanh nghiệp đã tiến hành hợp nhất, sáp nhập.

– Hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm: Hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, độc quyền và thống lĩnh thị trường và tập trung kinh tế.

1.1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

– Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 8, Luật cạnh tranh năm 2004:

Điều 8. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

– Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2004:

Điều 9. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.

1. Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này.

2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.

– Các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 10 Luật cạnh tranh như sau:

Điều 10. Trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.

1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:

a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;

b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;

đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

1.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trị trí độc quyền.

– Các trường hợp lạm dụng vị trú thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền được quy định tại điều 11, điều 12 Luật cạnh tranh 2004 như sau:

Điều 11. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

Điều 12. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền.

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

– Các trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm quy định tại điều 13, 14 Luật cạnh tranh năm 2004 như sau:

Điều 13. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.

Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

Điều 14. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm.

Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;

2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

c, Tập trung kinh tế.

– Tập trung kinh tế được quy định tại điều 16, 17 luật cạnh tranh năm 2004:

Điều 16. Tập trung kinh tế.

Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

1. Sáp nhập doanh nghiệp;

2. Hợp nhất doanh nghiệp;

3. Mua lại doanh nghiệp;

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật

Điều 17. Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp.

1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”.

– Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm được quy định tại điều 18 Luật cạnh tranh năm 2004 như sau:

Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm.

Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

– Các trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm được quy định tại điều 19 Luật cạnh tranh năm 2004:

Điều 19. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm.

Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:

1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

2, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

– Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không được thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định trong Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với lâu năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn, cung ứng các dịch vụ pháp lý về khởi nghiệp, đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, Sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, mua bán (M&A), hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh… Chúng tôi đã tham vấn pháp lý cho hàng ngàn doanh nghiệp tại Hà nội và các tỉnh thành về lập công ty, đăng ký kinh doanh, mua bán (M&A), sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. HÃNG LUẬT ANH BẰNG luôn cẩn trọng, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu cho khách hàng. Triết lý hoạt động của chúng tôi là: ^^ Tạo lập, nền tảng, vững bền ^^. Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân. Quý vị có bất kỳ nhu cầu tư vấn gì về doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn miễn phí, trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo.


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
Web: anhbanglaw.com | luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com | hangluatanhbang@gmail.com
Hotline: Giám đốc 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư. ThS Minh Bằng