Hãng Luật Anh Bằng. Thủ tục Mua bán (M& A), Sáp nhập, Hợp nhất Doanh nghiệp.

THỦ TỤC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP || DỊCH VỤ TƯ VẤN SÁP NHẬP CÔNG TY. Hotline: 0913 092 912 * 0982 69 29 12


Hợp nhất, sáp nhập là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có cách thức tổ chức doanh nghiệp khác nhau, tùy vào tình hình hoạt động, vốn điều lệ và mục tiêu hoạt động của mình mà doanh nghiệp lựa chọn loại hình tổ chức loại doanh nghiệp phù hợp. Sau đây Hãng luật Anh Bằng xin đưa ra cách nhìn khái quát về thủ tục hợp nhất, sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014:

Sáp nhập, Hợp nhất DN

1. Khái niệm Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

– Khái niệm hợp nhất:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “ Hợp nhất là Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

– Khái niệm sáp nhập:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 195 Luật DDoanh nghiệp 2014 quy định: “ Sáp nhập là việc Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

2. Trình tự thủ tục hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

– Trình tự, thủ tục hợp nhất:

Theo Khoản 2, 3,4 Điều 194 Luật DDoanh nghiệp năm 2014 quy định:

+ Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hànhđăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

– Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

+ Về hồ sơ hợp nhất cần chuẩn bị:

Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng hợp nhất;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

– Trình tự, thủ tục sáp nhập được thực hiện theo Khoản 2, 3,4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 quy đinh:

+ Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

– Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

+ Hồ sơ sáp nhập cần chuẩn bị:

Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng sáp nhập;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Trên đây là hướng tư vấn của Hãng luật Anh Bằng về thủ tục hợp nhất, sáp nhập . Nếu bạn có thắc mắc gì về thủ tục hợp nhất, sáp nhập thì bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn của Hãng luật Anh Bằng để được tư vấn cụ thể và chuyên sâu trong lĩnh vực sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với lâu năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn, cung ứng các dịch vụ pháp lý về khởi nghiệp, đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, mua bán (M&A), sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Chúng tôi đã tham vấn pháp lý cho hàng ngàn doanh nghiệp tại Hà nội và các tỉnh thành về lập công ty, đăng ký kinh doanh, mua bán (M&A), sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. HÃNG LUẬT ANH BẰNG luôn cẩn trọng, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu cho khách hàng. Triết lý hoạt động của chúng tôi là: ^^ Tạo lập, nền tảng, vững bền ^^. Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân. Quý vị có bất kỳ nhu cầu tư vấn gì về doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn miễn phí, trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo.

Hang Luat Anh Bang


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
Web: anhbanglaw.com | luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com | hangluatanhbang@gmail.com
Hotline: Giám đốc: 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư. ThS Minh Bằng