Thủ tục thành lập phòng khám đa khoa tư nhân

Một phòng khám đa khoa được phép hoạt động khi có đủ 3 loại giấy sau: 

1. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người phụ trách chuyên môn kĩ thuật
2. Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh theo diện Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể (do Sở Kế Hoạch và Đầu tư cấp hoặc UBND Quận/Huyện cấp).
3. Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa (do SYT cấp).

Các bước thành lập phòng khám đa khoa tư nhân:

BƯỚC 1: LÀM HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu

– Bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) cấp;

– Giấy xác nhận quá trình thực hành;

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác;

– Phiếu lý lịch tư pháp ( theo quy định của Luật lý lịch tư pháp);

– Hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;

BƯỚC 2: LÀM HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, người đăng ký hành nghề tiến hành Đăng Ký Kinh Doanh tại Quận/Huyện nơi hành nghề hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi hành nghề.

BƯỚC 3: LÀM HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng khám Đa khoa phải làm Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động.

1. Điều kiện

Phòng khám đa khoa được cấp Giấy phép hoạt động khi đủ các điều kiện sau:

– Quy mô phòng khám đa khoa ít nhất phải đáp ứng:

  1. a) Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
  2. b) Phòng cấp cứu;
  3. c) Buồng tiểu phẫu;
  4. d) Phòng lưu người bệnh;

đ) Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;

– Cơ sở vật chất:

  1. a) Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

– Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;

– Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;

– Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2.

  1. b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  2. c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

– Thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.

– Tổ chức nhân sự:

  1. a) Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;
  2. b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;

  1. c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

– Phạm vi hoạt động chuyên môn:

Hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt.

2. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, lãnh đạo khoa, phòng hoặc người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả hình thức tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT

– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề.

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám đa khoa.

– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất danh mục kỹ thuật chuyên môn dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Thời hạn cấp giấy phép hoạt động: 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Quý khách hàng có nhu cầu xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa, chuyên khoa…hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì hãy liên hệ với Hãng luật Anh Bằng – Hãng luật chuyên nghiệp về Doanh nghiệp và Sở hữu trí tuệ để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với chất lượng hoàn hảo, thời gian nhanh chóng, chi phí cạnh tranh.

Rất mong được hợp tác cùng quý vị.

Trân trọng./.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW

VPGD: P1503, tòa nhà HH1, Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 043 7673 930. Fax: 043 7675 594

Hotline: Trưởng Văn Phòng: 0913 092 912 (Mr. Bằng)

Email : luatsuanhbang@gmail.com

Website: http://anhbanglaw.com