Thừa kế không phụ thuộc vào Di chúc. Thủ tục khởi kiện về Thừa kế.

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO DI CHÚC – TRANH CHẤP THỪA KẾ VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ. SỐ MÁY TƯ VẤN: 0243. 7.675.594 – 0913 092 912 – 0982 69 29 12.


Có thể thấy rằng, xã hội ngày một phát triển, kéo theo đó là những biến đổi trong đời sống cá nhân của mỗi con người. Tranh chấp mâu thuẫn vẫn luôn tiềm ẩn, chờ đợi thời cơ để có thể được được phát sinh. Một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay ta phải kể đến tranh chấp thừa kế. Pháp luật đã thừa nhận, mỗi cá nhân đều có quyền viết di chúc, định đoạt tài sản của mình dành cho những người thừa kế, hoặc không. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính công bằng đối với nhữn người thân thiết, gắn bó với người để lại di sản, Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định ngoại lệ , dành cho những người dù không được đứng tên trong di chúc, xong họ vẫn có thể nhận được một phần thừa kế. Tuy nhiên, quy định này cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra tranh chấp thừa kế giữa những người có quyền được hưởng di sản thừa kế. Vậy cần hiểu như thế nào về quy định này? Và khi có tranh chấp xảy ra cần phải làm gì để giải quyết ? .

Hình-ảnh-thừa-kếTheo quy định tại điều 624 Bộ luật dân sự 2015 : “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết” và quyền của người lập di chúc có quyền : “ Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế, dành một phần di sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản” ( điều 626, Bộ luật dân sự 2015).

Như vậy có thể hiểu được rằng, di chúc được tạo bởi người lập di chúc là một trong những minh chứng rõ nhất cho những người được hưởng di sản . Người lập di chúc có quyền chỉ định những người được hưởng di sản thừa kế, và được dành di sản của mình để di tặng cho người khác.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp người có di sản để lại mà không lập di chúc, thì những người thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp có di chúc để lại, những người không có tên trong di chúc vẫn có quyền được hưởng di sản . Cụ thể như sau:

Căn cứ theo điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

+ Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ, chồng;
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy đối với trường hợp di chúc không cho các trường hợp này hưởng di sản, hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế được chia theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng di sản mà người chết để lại.

Ví dụ: Trong trường hợp sau đây: Ông A và bà B là vợ chồng, 2 ông bà không còn chung sống với nhau nhưng vẫn là vợ chồng hợp pháp. Hai ông bà có 1 người con trai duy nhất tên C. Tài sản riêng mà ông A có được là số tiền mặt 1 tỷ 200 triệu đồng. Trước khi chết ông A viết trong di chúc để lại toàn bộ số tiền này cho con trai . Tổng số di sản mà ông A để lại hiện nay do người con trai của ông A giữ. Sau khi người chồng chết, bà B tranh chấp với người con về số tiền chồng để lại. Bà B tới nói chuyện với C, nhưng tranh chấp xảy ra, C không chia số tiền mà bố mình để lại cho mẹ. Tranh chấp đã xảy ra? Vậy tình huống này sẽ giải quyết như thế nào? Bà B có được hưởng phần di sản ông A để lại hay không, trình tự thủ tục giải quyết như thế nào?.

Căn cứ vào tình huống ta có thể thấy rằng, trong di chúc của ông A chỉ chia di sản của mình cho con trai mà không chia cho bà B. Tuy nhiên, trường hợp của bà B vẫn được hưởng di sản bằng hai phần 3 suất thừa kế của người thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 thì bà B và anh C là những người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của ông A. Những người thừa kế ở cùng hang sẽ được hưởng số di sản bằng nhau. Như vậy nếu số tài sản của A được chia theo pháp luật thì bà B và anh C mỗi người sẽ được hưởng: 1.200.000.000 : 2 = 600.000.000 triệu đồng.

Vậy trong trường hợp này bà B sẽ được hưởng 2/3 của 600.000.000. Ta dùng phép tính : (600.000.000/3) * 2 = 400.000.000 triệu đồng.

Như vậy có thể thấy rằng, Bà B thuộc trường hợp pháp luật quy định vẫn được hưởng di sản mà không phụ thuộc và di chúc của người chồng để lại. Tuy nhiên tranh chấp đã xảy ra giữa bà B và người con. Vậy tranh chấp này được giải quyết như thế nào?.

Theo quy định tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với Bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của
mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy trong trường hợp này, số tiền mà ông A để lại là động sản, chính vì vậy thời hiệu để bà B yêu cầu chia di sản và xác nhận quyền thừa kế của mình là 10 năm. Sau khi xác định được còn thời hiệu yêu cầu thì bà B sẽ thực hiện các thủ tục được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Hang Luat Anh Bang

 

* Trình tự, Thủ tục Khởi kiện tranh chấp chia Thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ phải bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người được hưởng thừa kế và người để lại di sản (chứng minh thư, thẻ căn cước công dân, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu);

– Di chúc;

– Bản kê khai di sản;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

Các hồ sơ, giấy tờ khác liên quan (nếu có).

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện Toàn án xem xét và thụ lý
Tranh chấp thừa kế là một trong những tảnh chấp thường xuyên và phổ biến được diễn ra, để đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của mình mỗi cá nhân đều phải nắm rõ được các quy định của pháp luật để có thể bảo vệ chính bản thân mình.

* Căn cứ pháp lý.

– Bộ luật dân sự 2015.

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trên đây, Hãng Luật Anh Bằng cung cấp đến Quý Bạn đọc các quy định mới của pháp luật về Thừa kế theo Di chúc, Thừa kế theo Pháp luật; trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp chia thừa kế. Quý Bạn đọc có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc gì liên quan tới quy định về Thừa kế theo Di chúc, Thừa kế theo Pháp luật; trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp chia thừa kế … xin liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng: 0243.7.673.930 – 0913 092 912- 0982 69 29 12hoặc gửi yêu cầu tới Email: luatsuanhbang@gmail.com. Tham khảo: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn.

Trân trọng.


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4-5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
E: luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
W: anhbanglaw.com * luatsucovandoanhnghiep.vn
Hotline GĐ : 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng