Luật Hôn nhân gia đình 2014 – Quy định nổi bật về bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong vụ án Ly hôn.

LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2014 – QUY ĐỊNH NỔI BẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG VỤ ÁN LY HÔN.

Ly hôn là việc mà các bên đương sự, một bên (vợ, chồng), bên thứ ba có thể thực hiện nếu như không thể chung sống hòa thuận, trong quá trình hôn nhân xảy ra mâu thuẫn xung đột, mục đích hôn nhân không đạt được và không thể hòa giải đoàn tụ được. Ly hôn sẽ dẫn tới những hậu quả pháp lý phát sinh về quan hệ vợ chồng, bố mẹ con cái, quan hệ tài sản vợ chồng, quan hệ tài sản với bên thứ ba …

Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta qua các thời kỳ, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành 2014 đã thể hiện những nguyên tắc cơ bản của Công Ước quốc tế về bảo vệ quyền phụ nữa và trẻ em, những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong các quan hệ về hôn nhân gia đình.

Cụ thể, dưới đây Hãng Luật Anh Bằng được tổng hợp những quy định pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành về bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em trong vụ án ly hôn.

* Yêu cầu ly hôn khi người mẹ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014, vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trong quá trình hôn nhân bất kỳ thời điểm nào khi vợ, chồng nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhân phẩm, tính mạng của bản thân vợ hoặc chồng và con cái thì vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 quy định:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định:

“ Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”. Như vậy trong trường hợp này người chồng không được ly hôn nếu vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, không hạn chế đối với vợ, vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu ly hôn nếu vợ cảm thấy mục đích hôn nhân không đạt được.

* Nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong việc phân chia tài sản.

Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 cũng đã quy định rõ về việc phân chia tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn, cụ thể:

“ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

* Thuận tình ly hôn phải đảm bảo quyền lợi của trẻ em:

Khi Tòa án xem xét giải quyết ly hôn thì bắt buộc phải xem xét tới ba yếu tố: Quan hệ hôn nhân; quyền nuôi con, cấp dưỡng và phân chia tài sản chung của vợ chồng. Nếu không thống nhất được một trong ba yếu tố thì Tòa án không công nhận việc thuận tình ly hôn. Pháp luật quy định như vậy để đảm bảo rằng sau ly hôn việc nuôi con, cấp dưỡng nuôi con là việc ưu tiên hàng đầu, để đảm bảo rằng con cái sau ly hôn vẫn được sống trong môi trường đầy đủ và phát triển bình thường tới khi đủ 18 tuổi. Khi các bên không thống nhất được Tòa án sẽ quyết định cho bên có điều kiện tốt nhất chăm sóc và nuôi dưỡng con trên nguyên tắc dành ưu tiên cho người mẹ khi xét đến các điều kiện như chỗ ở, việc làm, thu nhập, thời gian chăm sóc, dậy dỗ con cái, tâm sinh lý…

* Về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

Khi Tòa án xem xét giao con cho cha hay mẹ nuôi dưỡng, đối với trẻ từ 36 tháng tuổi trở xuống sẽ được ưu tiên giao cho người mẹ nuôi dưỡng theo quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình:

 “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

* Về chia tài sản:

Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương cần được ưu tiên bảo vệ trong khi chia tài sản chung để đảm bảo cho người vợ được duy trì cuộc sống bình thường khi quan hệ hôn nhân đỗ vỡ.

Điều 59 của Luật HN & GĐ 2014 quy định: 

Nguyên tắc giải quyết tài sản khi vợ chồng khi ly hôn: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Theo phong tục, tập quán, khá phổ biến khi lấy chồng thì người vợ sẽ làm dâu nhà chống, sinh sống, ăn ở, lao động sản xuất tại nhà chồng. Khi chung sống bố mẹ chồng thường sẽ cắt, phân chia cho nhà, đất, tài sản bằng miệng để vợ chồng làm ăn và sinh sống. Trong quá trình sinh sống, sử dụng, người vợ (thậm chí các con) cũng có công sức đóng góp, tạo lập, duy trì, phát triển….khối tài sản. Tuy nhiên, khi xảy ra mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến ly hôn, bố mẹ chồng sẽ có xu hướng đứng về phía con mình để đòi lại tài sản hoặc tuyên bố cho riêng, xâm phạm tới quyền lợi của người vợ, con cái. Bởi vậy, Án lệ số 03/2016/AL được Hội Đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì phải xác định nhà đất này là tài sản chung vợ chồng và người vợ vẫn được chia ½ nhằm đảo bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.

Pháp luật còn quy định về yếu tố “Lỗi” khi phân chia tài sản trong vụ án ly hôn, đây được coi là một điểm mới đột phá tại Luật HN&GĐ 2014 trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, trẻ em khi ly hôn. Bởi, thực tế cho thấy đa số các vụ việc, việc ly hôn đều xuất phát từ yếu tố lỗi hoàn toàn hoặc lỗi chính từ phía người chồng như ngoại tình, bạo lực gia đình, phá tán tài sản…Xét yếu tố “Lỗi” thì tỷ lệ phân chia tài sản chung sẽ giảm tùy tính chất, mức độ lỗi của bên có lỗi đẫn đến đổ vỡ hôn nhân.

Hãng Luật Anh Bằng, trân trọng được thông tin tới Quý vị, Quý bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào bận tâm về hôn nhân gia đình, ly hôn, quyền nuôi con, tranh chấp tài sản trong vụ án ly hôn…xin mời liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp kịp thời. Đường dây nóng tiếp nhận tư vấn hôn nhân gia đình toàn quốc: 0913 092 912 – 0982 692 912.

Trân trọng.


〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Giải quyết tranh chấp | Dân sự | Hôn nhân Gia đình | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Hình sự | Tranh tụng | Đại diện …


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ: 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn