XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CHẾ TÀI XỬ LÝ | HÃNG LUẬT ANH BẰNG – ĐẠI DIỆN BẢO VỆ TRANH CHẤP VỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ. Hotline: 0913 092 912 * 0982 69 29 12
Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ trở thành một trong những yếu tố cạnh tranh, là một lợi thế, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Tầm quan trọng đó cũng chính là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như hiện nay. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp khiến cho việc bảo vệ quyền của các chủ sở hữu gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến, tràn lan đặt ra một bài toán khó trong đó chế tài xử lý vi phạm một cách triệt để đang là một trong những mối bận tâm hàng đầu.
” Xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ – Triệt tiêu động lực sáng tạo và phát triển ”
Trước tiên, cần hiểu Quyền sở hữu trí tuệ là gì?. Thế nào là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi sung năm 2009 :“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến đến quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 188 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 và căn cứ để xác định một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các điều nêu trên được ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây: i). Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; ii). Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; iii). Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ; iv). Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.
Ở những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản… họ đều xây dựng được một hệ thống pháp luật vững chắc bảo vệ tài sản trí tuệ của các chủ sở hữu với những chế tài xử lý vi phạm rất khắt khe, nghiêm minh mang tính răn đe cao.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không phải mới xuất hiện ở Việt Nam, thực tế cho thấy, vấn đề này đã tồn tại như một “mầm bệnh” nhức nhối và ngày càng phát triển mạnh hơn, quy mô hơn, gây lo ngại, bức xúc cho xã hội. Các hành vi chụp giật lách luật thậm chí là “xé rào” để làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu ngày càng tràn lan. Điển hình là vụ việc năm 2016, công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia foods) “nhái” bao bì, xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu mì Hảo Hảo, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt nam như cà phê Buôn Mê Thuột, nước mắm Phú Quốc…bị xâm phạm và gần đây là vụ việc VTVcap mất bản quyền phát sóng giải UEFA Champions League, UEFA Europa League khiến dư luận hoang mang.
Có thể nhận thấy một cách tổng quát rằng, hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ tài sản trí tuệ ở nước ta đã được hoàn thiện theo hướng ngày càng đồng bộ, từng bước đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn và hài hòa, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà việt Nam là thành viên. Các chế tài xử phạt vi phạm Sở hữu trí tuệ đã được xây dựng khá đầy đủ với các chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự. Việt Nam đã tích cực tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như: Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa; Công ước Stockholm về Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hiệp ước hợp tác sáng chế (PTC), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (BTA)…
Với một hệ thống pháp luật đồng bộ và các chế tài xử lý vi phạm đầy đủ như vậy, lẽ ra vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ không là một rào cản đối với Việt Nam trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy vậy, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với thách thức này là do đâu?. Thiết nghĩ, chúng ta đang khó khăn trong việc nâng cao nhận thức của xã hội, của công chúng, doanh nghiệp và người dân về quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta đã xây dựng được các chế tài xử lý vi phạm, tuy nhiên các chế tài này chưa mang tính chất răn đe cao, mức xử phạt còn quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hoạt động xâm phạm nên chưa hạn chế triệt để được vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng suy cho cùng, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này nằm ở ý thức tuân thủ và thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
Hạn chế và loại bỏ được các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay là việc làm khó, tuy nhiên không phải là không thực hiện được. Một trong những giải pháp thiết thực là cần thắt chặt hơn nữa việc xây dựng các chế tài xử phạt xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Và quan trọng hơn, rất cần sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội, nhất là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và ý thức của các cá nhân, tổ chức trong việc nâng cao tính thực thi pháp luật để hạn chế các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ được những tài sản trí tuệ vô giá của chủ sở hữu.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn, cung ứng các dịch vụ pháp lý về Sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn nghiêm túc nghiên cứu, xem xét cẩn trọng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu, đảm bảo tối đa phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của khách hàng. Quý khách có nhu cầu về tư vấn, đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu,Thương hiệu, Bản quyền xin vui lòng liên hệ với chúng tôi – HÃNG LUẬT ANH BẰNG để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0982 69 2912
Web: anhbanglaw.com | luatsucovandoanhnghiep.vn | hangluatanhbang.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com | hangluatanhbang@gmail.com
Hotline tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0913 092 912 * 0982 69 29 12 – Luật sư Bằng