Hãng Luật Anh Bằng. Xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ – Chế tài xử lý.

XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, CHẾ TÀI XỬ LÝ.

Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực, và có quan hệ ngoại giao với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Các quốc gia trên thế giới dù là nước phát triển hay các nước đang phát triển như Việt Nam đều chú trọng tài nguyên sở hữu trí tuệ vì nó là một trong những yếu tố cấu thành của nền kinh tế tri thức – nền kinh tế quyết định sự bền vững và lớn mạnh của các quốc gia trong tương lai. Theo đó, trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, Việt Nam trong những năm qua đã ban hành một loạt các văn bản về sở hữu trí tuệ nhằm xây dựng khung pháp lý đầy đủ và vững chắc làm tiền đề để quản lí và bảo vệ quyền lợi của chủ thể sở hữu trí tuệ cũng như đối tượng sử dụng hợp pháp sở hữu trí tuệ. Văn bản đánh dấu bước phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính là Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để lại các hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Đặc biệt nó gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sáng tạo của những tác giả những nhà sáng chế. Tài nguyên trí tuệ của con người là vô hạn nhưng rất cần được bảo vệ nhằm công nhận,bảo vệ và phát huy tính sáng tạo của con người.

Bảo hộ quyền SHTT - Hãng Luật Anh Bằng
Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
* Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị sử phạt hành chính.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
* Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự.
Điều 212, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
* Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Điều 213, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Phần này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
* Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 214, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009:
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều5.A.3.1 khoản 1 Điều 211 Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
* Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
Điều 215, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;
c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử l‎ý vi phạm hành chính.
* Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Quy định cụ thể tại Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
* Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
“1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
* Khởi tố vụ án hình sự
Quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, cụ thể như sau:
Những vụ án về các tội phạm được quy định tại Điều 5.A.3.8 khoản (1) của Chương này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Chúng tôi, HÃNG LUẬT ANH BẰNG được thành lập từ năm 2007 tự tin là hãng luật có nhiều kinh nghiệm về tư vấn, tranh tụng liên quan đến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đến với Hãng Luật Anh Bằng, quý khách hàng sẽ được tư vấn chuyên sâu để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, mang lại kết quả tốt nhất cho quý khách hàng trong các tranh chấp về quyền SHTT. Quý khách bận tâm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi- HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. (Since 2007) để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Đường dây nóng tư vấn SHTT: 0243.7.675.594 – 0243.7.673.930 (HC): 0913 092 912 * 0982 69 29 12 * 0906 222 161 (24/7) Ls Minh Bằng. Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Đăng ký | Nhãn hiệu | Thương hiệu | Bản quyền | Lixăng | Franchise | Bảo vệ Tranh chấp Khiếu kiện quyền SHTT


Xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ