Hãng Luật Anh Bằng. Quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế ?

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ VÀ ĐỊA ĐIỂM MỞ THỪA KẾ.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm và địa điểm mở thừa kế:

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế.

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được Tòa án xác định là ngày chết của người đó. Trường hợp Toàn án không xác định được ngày chết của người đó thì ngày quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là thời điểm mở thừa kế.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong thưc tiễn. Kể từ thời điểm đó xác định được chính sách tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu, nhằm giải quyết chính xác việc phân chia tài sản sau này cho người thừa kế, tránh tình trạng di sản có thể bị người khác phân tán hoặc chiếm đoạt.

Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa thực tiễn về mặt thời hiệu, cụ thể là việc từ chối nhận di sản thừa kế, khởi kiện đòi di sản thừa kế phải được tiến hành trong một thời hạn nhất định, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Về địa điểm mở thừa kế, theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản”. Địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng, đó là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản. Địa điểm mở thừa kế còn là nơi thực hiện việc thanh toán và phân chia di sản. Trong trường hợp có tranh chấp, thì Tòa án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết. Trong thực tiễn, một người trước khi chết có thể cư trú ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người đó. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản của người đó.

Hãng Luật Anh Bằng trân trọng được gửi tới Quý Bạn đọc tham khảo*.

Quý vị có vấn đề gì bận tâm, băn khoăn về thời kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, hàng diện thừa kế, thời hiệu chia di sản thừa kế, di sản dùng vào việc thờ cúng, thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, tranh chấp thừa kế…xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp kịp thời, nhanh chóng. Điện thoại tiếp nhận: 0243.7.673.930 – 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 – 0982 69 29 12 (24/7).

Trân trọng.


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội| Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com| Hotline : 0913 092 912 – 0982 69 29 12  *  Web: hangluatanhbang.vn