TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ| LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO DI CHÚC, TƯ VẤN VỀ THỪA KẾ. ĐIỆN THOẠI: 0243.7.673.930 – 0913 092 912 – 0982 69 29 12.
1. Quy định về thừa kế trong BLDS 2015.
Thừa kế được quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật dân sự 2015, bao gồm các chương từ XXII đến XXV bao gồm : Các quy định chung, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản.
2. Trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế.
* Trình tự, thủ tục chung :
– Họp mặt sau khi có thông báo mở thừa kế hoặc công bố di chúc cử người quản lý di sản, người phân chia di sản nếu chưa có, thỏa thuận cách thức phân chia di sản.
– Ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác.
* Đối với thừa kế theo di chúc :
– Về tính hợp pháp của di chúc:
+ Người lập di chúc phải là người đã thành niên, trừ trường hợp bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đối với người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, cưỡng ép khi lập di chúc, nếu không, sẽ có căn cứ xác định di chúc bị vô hiệu.
+ Hình thức : Di chúc buộc phải lập bằng văn bản, chỉ trừ trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
+Nội dung : Không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
.- Thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc:
+ Theo Khoản 1 Điều 667 BLDS, di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
+ Các trường hợp di chúc không phát sinh hiệu lực một phần hoặc toàn bộ bao gồm : (i) người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; (ii) Cơ quan, tổ chức không còn vào thời điểm mở thừa kế;
+ Đối với trường hợp có nhiều bản di chúc, thì bản sau cùng sẽ có hiệu lực.
+ Đối với di chúc chung của vợ chồng, thời điểm phát sinh hiêu lực là khi người sau cùng chết hoặc cả hai cùng chết.
– Trình tự thủ tục phân chia di sản khi di chúc phát sinh hiệu lực:
+ Ưu tiên đối với di sản dùng để thờ cúng: di sản dùng để thờ cúng trong trường hợp có trong di chúc thì phần di sản đó không được chia thừa kế.
+Ưu tiên với di sản được người lập di chúc dành để tặng cho người khác (di tặng). Người được di tặng không đương nhiên phải thực hiện nghĩa vụ với phần tài sản di tặng.
+ Di sản cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc : Trường hợp người lập di chúc không để lại di sản cho những người này, hoặc để lại nhưng ít hơn hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật thì những người gồm: con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng có quyền được hưởng hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật nếu di chúc được chia theo pháp luật.
* Đối với thừa kế theo pháp luât.
– Trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật :
+ Khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
+ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
+Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
+ Trong một số trường hợp áp dụng với phần di sản không được định đoạt trong di chúc, liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực, phần di sản liên quan đến những đối tượng đã liệt kê trên.
– Trình tự, thủ tục phân chia thừa kế theo pháp luật.
+ Áp dụng theo thứ tự ưu tiên từ hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
+ Những người thừa kế thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu người thừa kế ở hàng trước chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
+ Ap dụng thừa kế thế vị nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản.
Chúng tôi, HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW (Từ năm 2007) tự hào là một trong những Hãng luật, Công ty luật hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động pháp lý tại Hà Nội về Dân sự, Đất đai, Hôn nhân gia đình, Khiếu kiện. Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là: || Tạo lập || Nền tảng || Vững bền – ^ ^ Tạo lập một nền tảng pháp lý vững bền cho khách hàng, thân chủ ^ ^. Hãng Luật Anh Bằng đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận yêu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn quốc: 0913 092 912 – 0982 69 29 12.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 905, Tòa nhà CT4-5, ngõ 6,Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa,
Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
E : luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
W: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn
Hotline GĐ : 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng
Bài viết khác