NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG | HÃNG LUẬT ANH BẰNG – LUẬT SƯ BÀO CHỮA ÁN HÌNH SỰ. ĐIỆN THOẠI: 0243.7.673.930 – 0913 092 912 – 0982 69 29 12.
Kính chào Luật sư, tôi muốn hỏi về trường hợp của gia đình tôi như sau : Em trai tôi hiện đang làm công nhân mỏ tại tỉnh Quảng Ninh, trong giờ ăn tại nhà ăn của cán bộ công nhân viên của công ty, giữa em tôi và một người tên L có lời qua tiếng lại với nhau. Sau một hồi đôi co, L túm cổ áo và dọa đánh em tôi. Em tôi có hất ra và bỏ đi. Hai người anh họ của L lúc đó cũng ở đó chứng kiến, nhưng không hiểu rõ sự tình nên đuổi theo và đánh em tôi. Do bị đánh vào đầu và mặt rất đau, em tôi có phản kháng, rút dao nhíp cất ở trong túi đựng đồ cá nhân ra và đâm vào K (một người anh họ của L). K bị chảy nhiều máu và được đưa đi viện cấp cứu ngay sau đó. Trong trường hợp này của em trai tôi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Liệu em trai tôi có phải chịu TNHS không?
Nguyễn Thị Thanh Lam, Yên Bái.
Chào chị Thanh Lam, lời đầu tiên, Hãng Luật Anh Bằng xin cảm ơn câu hỏi của chị và sự quan tâm của chị đối với Hãng luật Anh Bằng , chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị như sau:
Thứ nhất: Quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về phòng vệ chính đáng:
Điều 15. Phòng vệ chính đáng.
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, quy định tại Điều 15 BLHS 2015 đã thể hiện rõ “Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Do đó, trong mọi trường hợp nếu thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng thì người có hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các quyền, lợi ích của mình hoặc người khác thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự. Từ đó có thể thấy sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Không có tội phạm xảy ra;
– Có tội phạm xảy ra. Vậy, tội phạm xảy ra là do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (dấu hiệu định tội hoặc định khung) hay phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm c khoản 1 Điều 46 BLHS để áp dụng cho một số tội như: Điều 93, 104 BLHS.
+ Cần lưu ý rằng hành vi chống trả phải là biện pháp “cần thiết” để ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn công. Điều này có nghĩa, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, người phòng vệ trên cơ sở tự đánh giá tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi tấn công và những yếu tố khác để quyết định biện pháp chống trả mà người đó cho là “cần thiết” nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi xâm hại đến các khách thể được Luật Hình sự bảo vệ. Trước đây, BLHS 1999 quy định cụm từ “tương xứng”, đến BLHS hiện hành, từ này được thay thế bằng từ “cần thiết” là hoàn toàn phù hợp. Nếu tương xứng thường được hiểu là hành vi xâm hại được thực hiện như thế nào, thì hành vi chống trả phải tương đương như thế, điều này dẫn đến sự máy móc trong áp dụng quy định pháp luật để xét xử.
Thứ hai, về hành vi trong tình huống:
Về nguyên tắc khi so sánh về khách thể của hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ, tính chất mức độ mãnh liệt của hai hành vi, hậu quả tác hại gây ra mà rõ ràng hành vi phòng vệ chỉ ngang bằng hoặc nhỏ hơn so với hành vi xâm hại thì trong mọi trường hợp hành vi phòng vệ được coi là chính đáng.
Trường hợp của em trai chị, hành vi dùng dao đâm K có thể được coi là phòng vệ chính đáng do hành vi tấm công của K hướng tới em chị, em chị có hàn vi chống trả vì muốn bảo vệ bản thân. Tuy vậy, cần xác định rõ thương tích gây ra do em chị dùng dao nhíp đâm K. Nếu tỉ lệ thương tật của K từ 31% trở lên, sẽ áp dụng Điều 106 BLHS 2015 :
Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Chúng tôi, HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW (Từ năm 2007) tự hào là một trong những Hãng luật, Công ty luật hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động pháp lý tại Hà Nội. Chúng tôi vinh dự đạt được nhiều danh vị, giải thưởng thương hiệu danh tiếng, tin cậy do các cơ quan, tổ chức uy tín chứng nhận, đặc biệt là bằng khen của Liên đoàn Luật sư Toàn quốc, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội… Chúng tôi thường xuyên tiếp xúc, cọ sát; nhiều kỹ năng, kinh nghiệm tư vấn, thực hiện các công việc về soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ, đơn thư khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về đất đai, nhà ở, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hình sự; đại diện trung gian giải quyết các tranh chấp đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; tư vấn, soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ khiếu nại, khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; tranh tụng bảo vệ, biện hộ trong các vụ việc khiếu nại, vụ án kiện tụng tranh chấp đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hình sự… Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là: || Tạo lập || Nền tảng || Vững bền – ^ ^ Tạo lập một nền tảng pháp lý vững bền cho khách hàng, thân chủ ^ ^. Hãng Luật Anh Bằng đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận yêu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn quốc: 1900 6512 * 0913 092 912 – 0982 69 29 12.
Trân trọng.