Điều kiện, Hồ sơ, Trình tự, Thủ tục thành lập Doanh nghiệp.

ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thứ nhất, các điều kiện để thành lập doanh nghiệp gồm có:
Về chủ thể, theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” trừ những trường hợp sau:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG - like
Về ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngành nghề cấm kinh doanh là các ngành nghề có khả năng phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa…(Các ngành nghề bị cấm được quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2014 như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người….).
Về vốn pháp định:
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp, được quy định chỉ với một số ngành nghề. Ví dụ: Ngân hàng chính sách: 5000 tỷ, dịch vụ đòi nợ, dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ.
Về năng lực chuyên môn.
Tùy từng ngành nghề, pháp luật sẽ có quy định riêng về điều kiện hành nghề của lĩnh vực đó. Ví dụ: Luật sư muốn hành nghề phải có thẻ luật sư, dược sĩ bán thuốc yêu cầu Bằng cử nhân Dược,…
Về tên doanh nghiệp:
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014, tên doanh nghiệp được quy định: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định Điều 39,40, 41 và 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Về trụ sở doanh nghiệp sau khi thành lập:
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2014:trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Ngoài ra có một số điều kiện khác như: Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí….

Thứ hai, hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm có:
Đối với Doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ theo Điều 20 của Luật Doanh Nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân, người đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân phải chuẩn bị:
1, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2, Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đối với Công ty hợp danh.
Căn cứ theo Điều 21 của Luật Doanh Nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh, người đăng ký thành lập công ty hợp danh phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ bao gồm:
1, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2, Điều lệ công ty.
3, Danh sách thành viên.
4, Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
5, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Đối với Công ty TNHH.
Căn cứ theo Điều 22 của Luật Doanh Nghiệp quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, người đăng ký thành lập Công ty TNHH phải chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ bao gồm:
1, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2, Điều lệ công ty.
3, Danh sách thành viên.
4, Bản sao các giấy tờ sau đây:
a. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
b. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Đối với Công ty Cổ phần.
Căn cứ theo Điều 23 của Luật Doanh Nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần, người đăng ký thành lập Công ty Cổ phần phải chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ bao gồm:
1, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2, Điều lệ công ty.
3, Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4, Bản sao các giấy tờ sau đây:
a. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
b. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Thứ ba, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014, bao gồm:
1, Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
2, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3, Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trên đây là tất cả những thông tin mà HÃNG LUẬT ANH BẰNG cung cấp để mọi người có thể hiểu rõ hơn về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp. HÃNG LUẬT ANH BẰNG với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu nhất về việc thành lập doanh nghiệp nói riêng và các vấn đề liên quan đến pháp lý nói chung tới cho khách hàng. Ngoài ra Quý vị có bất kỳ vấn đề pháp lý bậm tâm nào về Doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh, Đầu tư, Giấy phép. Thuế, Lao động, BHXH, Sở hữu trí tuệ, Mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp, Hợp đồng, Tranh chấp thương mại…xin mời hãy liên hệ với chúng tôi để được các Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo. Đường dây tiếp nhận yêu cầu: 0243.7.673.930 – 0243.7.675.594 (Hành chính); Hotline: 0913 092 912 – 0982 69 29 12 (Ls Bằng); 0987 655 707 (Ls Hoàn) (24/7).
Trân trọng.


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007
VPGD: P.905, tòa nhà CT4.5,ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 – 0243.7.675.594 – Fax: 0243.7.675.594
Hotline GĐ: 0913 092 912 – 0982 69 29 12. Ls Bằng * 0987 655 707 Ls Hoàn.
Web: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn – hangluatanhbang.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com