Hãng Luật Anh Bằng. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về mặt chủ thể.

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG VỀ MẶT CHỦ THỂ.  HÃNG LUẬT ANH BẰNG: 0913 092 912 * 0982 69 29 12.

Hợp đồng là một giao dịch dân sự nên chịu sự điều chỉnh của quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Mặt khác hợp đồng là hành vi pháp lý song phương nên đòi hỏi sự thể hiện thống nhất ý chí của các bên để có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, có thể làm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định không chỉ đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên tham gia hợp đồng mà còn đòi hỏi sự thống nhất của các bên. Ngoài ra, sự thống nhất ý chí của các bên còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật mới có thể pháp sinh hiệu lực. Đó là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:

– Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự;

– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật trái đạo đức xã hội.

Như vậy, theo Bộ luật dân sự 2015 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bao gồm các điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích, nội dung của hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện về điều kiện về hình thức của hợp đồng.

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ hợp đồng bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Pháp luật dân sự quy định chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi, Điều 19 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự”. Nếu như năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Như ta đã biết thì bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Do vậy, chỉ có những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức được hành vi của họ để có thể tự xác minh xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng. Bộ luật dân sự 2015 cũng không quy định cá nhân tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà đối với cá nhân ở các độ tuổi khác nhau sẽ có các hành vi dân sự khác nhau và từ đó sẽ có khả năng tham gia xác lập thực hiện hợp đồng khác nhau.

Đối với người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những người đã thành niên trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì được toàn quyền xác lập, thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên không phải những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tham gia mọi người dao dịch vì trên thực tế có những quy định mang tính hạn chế đối với người có năng lực hành vi tham gia vào một số giao dịch nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của những người liên quan. Ví dụ như trường hợp được quy định tại Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 về người đại diện không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó hay có giao dịch dân sự giữa người giám hộ người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Đối với người mất năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một số giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó là những người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày để phù hợp với lứa tuổi.

Tại khoản 4 – Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm  thực hiện nghĩa vụ thì mình có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể  xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định do pháp luật quy định. Đó là những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải có có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cá nhân tư đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có hành vi một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Tại khoản 4 – Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì mình có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật quy định này xuất phát từ thực tế từ người đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động và có thu nhập riêng hợp pháp, tạo điều kiện cho họ thực sự trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý pháp luật dân sự quy định một số giao dịch cụ thể do người đã thành niên xác lập mới có hiệu lực, đặc biệt là các hợp đồng pháp luật bắt buộc phải có công chứng. Trong trường hợp đó người chưa thành niên đã có tài sản riêng phải có công chứng. Trong trường hợp đó người chưa thành niên dù có tài sản riêng cũng không có năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồng.

 Đối với người không có năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 6 tuổi. Họ không có quyền tham gia bất cứ một quyền giao dịch nào. Mọi giao dịch của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Nguyên nhân là do họ chưa đủ ý chí cũng như ý trí để hiểu được hành vi và hiệu quả của những hành vi đó.

Đối với người bị mất năng lực hành vi theo Điều 22 – Bộ luật dân sự 2015 là người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình”. Như vậy, người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, trình tự, thủ tục nhất định và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Tòa án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích có liên quan. Vì vậy, với những người bị mất năng lực hành vi khi tham gia xác lập, thực hiện giao dịch họ đều phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Đối với người bị hạn chế năng lực hanh vi dân sự theo Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 là người “nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khấc dẫn đến phá tài sản gia đình” thì giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đã được dự liệu trong pháp luật dân sự tại Điều 128 là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập, thực hiện giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì sẽ bị tuyên vô hiệu. Đây có thể  được coi là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã được xác lập, thực hiện giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì sẽ bị là vô hiệu. Đây có thể là trường hợp ngoại lệ của trường hợp ngoài có hành vi năng lực hành vi dân sự đầy đủ không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự song đã xác lập giao dịch trái với ý chí của họ nên họ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bởi khi đó đã vi phạm tính tự nguyện khi tham gia giao dịch.

Như vậy, nếu tham gia hợp đồng sẽ vô hiệu theo Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ vô hiệu.

Đối với chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác thì chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Người đại diện xác lập, thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân, hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liên quan, đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác chỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ được xác định trong hoạt động hợp tác.

Trong trường hợp nếu người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng bị vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Tòa án  tuyên bố hợp đồng vô hiệu là hai năm kể từ ngày xác lập hợp đồng.

Trân trọng.


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT4-5, ngõ 6,Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa,Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459| E : luatsuanhbang@gmail.com | W: anhbanglaw.com * luatsucovandoanhnghiep.vn | Hotline GĐ : 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng