TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH VỀ BỎ CÁC TỘI DANH BỎ ÁN TỬ HÌNH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 – 2017 | HÃNG LUẬT ANH BẰNG – LUẬT SƯ GIỎI, CHUYÊN VỀ BÀO CHỮA ÁN HÌNH SỰ TẠI HÀ NỘI : 0913 092 912 – 0982 69 29 12
Pháp luật về Hình sự cùng với tội phạm thì hình phạt cũng là một trong hai nội dung chính được quan tâm. Mỗi tội phạm có tính chất nguy hiểm và mức độ nguy hiểm khác nhau thì theo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt tương xứng với tội mà bản thân người phạm tội gây ra. Có nhiều loại hình phạt khác nhau, trong đó hình phạt nghiêm khắc nhất là hình phạt tử hình, hình phạt này được áp dụng đối với những đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà khả năng giáo dục, cải tạo để đưa họ trở lại cuộc sống xã hội không còn nữa và cần vĩnh viễn cách ly họ với đời sống xã hội. Đối với hình phạt tử hình, nếu đã thi hành mới phát hiện bản án đó không đúng với thực tế thì không thể khắc phục được hậu quả. Vì thế nên Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với nhiều thay đổi mức hình phạt so với Bộ luật Hình sự 1999, trong đó có 7 tội danh bỏ án tử hình: tội cướp tài sản; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy; tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chống mệnh lệnh; tội đầu hàng địch. Việc bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh này nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập chung, cũng như phù hợp với chiến lược cải cách Tư pháp nước ta hiện nay.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Theo điều 40 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do bộ luật Hình sự quy định”. Dựa vào quy định của luật như thế nên các tội dưới đây đã dược bỏ hình phạt tử hình và thay vào đó hình phạt cao nhất sẽ là chung thân.
1.Tội cướp tài sản.
Bộ luật Hình sự năm 1999 xếp Tội cướp tài sản vào nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu. Theo đó, cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Điều 133 Bộ luật Hình sự 1999 quy định, người phạm Tội cướp tài sản sẽ chịu mức phạt thấp nhất là 03 năm tù, cao nhất là tử hình trong trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168. Hành vi cấu thành tội phạm của tội này được quy định tương tự như tại Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 , án tử hình bị loại bỏ, mức phạt cao nhất của tội này là chung thân.
2. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh như sau: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội này được tách thành hai tội khác nhau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193) và Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194). Với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn giữ nguyên án phạt tử hình. Trong khi đó, với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, mức phạt tử hình được bãi bỏ.
3. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Tội này được quy định tại Điều 231 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo đó, người nào phá hủy công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa xã hội tùy tính chất và mức độ vi phạm sẽ chịu hình phạt từ 03 năm tù đến tử hình.
Từ 01/01/2018 – khi Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 chính thức có hiệu lực, người phạm tội này chỉ phải chịu mức phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 303). Mức án tử hình được bãi bỏ. Ngoài ra, Điều này còn bổ sung mức phạt đối với người chuẩn bị phạm tội. Cụ thể, người chuẩn bị phạm tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia sẽ bị phạt từ 01 – 05 năm tù.
4. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy.
Tại Bộ luật Hình sự năm 1999, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định chung tại Điều 194. Theo đó, người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là 02 năm tù, cao nhất là tử hình.
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, Tội trên được tách ra làm 4 tội khác nhau, được quy định lần lượt tại Điều 249, 250, 251, 252. Trong đó, giữ nguyên mức phạt tử hình với Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và Tội mua bán trái phép chất ma túy. Bãi bỏ hình phạt tử hình đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt chất ma túy. Mức phạt cao nhất của hai tội này là tù chung thân.
5. Tội chống mệnh lệnh.
Điều 316 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 394 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội này phải đối mặt với mức phạt thấp nhất là 06 tháng tù, cao nhất là tù chung thân trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
6. Tội đầu hàng địch.
Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch gây hậu quả nghiêm trọng, Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong khi đó, tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ năm 2018, người phạm Tội đầu hàng địch gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật Nhà nước hoặc khai báo bí mật Nhà nước chỉ phải chịu mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Việc sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này đã gây ra tranh cãi và nhiều ý kiến trái chiều với nhau. Một số người thì không đồng tình với việc bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh trên, ví dụ như : Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đã không đồng ý với việc bỏ án tử hình đối với tội liên quan đến ma túy, Ông đề nghị “Đối với đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong đường dây vận chuyển, tàng trữ ma túy thì chưa nên bỏ hình phạt tử hình. Bởi công tác đấu tranh phòng chống ma túy nhiều năm qua cho thấy, loại tội phạm này ngày càng được tổ chức tinh vi, chuyên nghiệp hơn. Nếu chỉ quy định hình phạt tử hình đối với người mua bán trái phép chất ma túy thì sẽ giảm hiệu quả đấu tranh, xử lý” . Và vào chiều 26/5 Quốc hội diễn ra phiên thảo luận tại tổ của các đoàn đại biểu thì cũng có nhiều ý kiến xung quanh đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 7 tội danh trong dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Viện trưởng Viện lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho hay, việc thu hẹp án tử hình phù hợp với thế giới. Tuy nhiên, ông Thảo cho rằng cần cân nhắc bỏ hình phạt tử hình với các tội cướp tài sản, phá huỷ công trình quan trọng quốc gia.
Cùng quan điểm chưa nên bỏ khung hình phạt tử hình đối với tội cướp tài sản, ông Lê Đông Phong, Phó Giám đốc công an TP HCM cho rằng, tội này rất nguy hiểm, cần phải có biện pháp ngăn chặn, răn đe. Ngoài ra, lãnh đạo công an TP HCM đề nghị không bỏ án tử hình với tội vận chuyển trái phép ma túy “Trong tình hình thực tế hiện nay, không nên bỏ nhưng cần quy định số lượng vận chuyển cao lên để áp dụng khung hình phạt này. Người chủ mưu trong vận chuyển, gắn với mua bán thì sẽ khác với việc người nghèo vận chuyển thuê. Cách này vẫn có thể giảm án tử hình mà ko cần phải thu hẹp khung hình phạt này”, ông Phong nêu quan điểm.
Bên cạnh những ý kiến không đồng ý thì cũng có nhiều đại biểu đồng ý với việc bỏ án tử hình đối với 7 tội danh trên như : Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu đồng ý với chủ trương giảm án tử hình, Ông cho biết “Việc thu hẹp án tử hình vừa đỡ tốn kém, vừa đỡ vất vả cho cơ quan tư pháp đồng thời đảm bảo tính nhân đạo”.
Như vậy, với tính chất là hình phạt nghiêm khắc nhất, song cũng là loại hình phạt truyền thống có từ lâu đời, tử hình là hình phạt tước đi quyền sống của con người, chỉ được áp dụng đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, được quy đinh trong Bộ luật Hình sự và được áp dụng với trình tự, thủ tục chặt chẽ do Tòa án nhân dân quyết định. Hiện nay, tại Việt Nam hình phạt tử hình vẫn có tác dụng là phương tiện mạnh mẽ để bảo vệ con người, công dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa trước những hành vi nguy hiểm đặc biệt đáng kể của xã hội. Bởi lẽ là một tính tất yếu khách quan, tội phạm đe dọa đến sự tồn tại của xã hội thì phải có những cách trừng trị thích đáng với người phạm tội. Cũng như C.Mác quan điểm rằng: “Nếu như khái niệm tội phạm giả định phải có sự trừng phạt, thì tội phạm thực tế lại giả định phải có một mức độ trừng phạt nhất định. Tội phạm thực tế là có giới hạn, vì vậy cả sự trừng phạt cũng phải có giới hạn…”. Vậy nên hình phạt tử hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong chế định hình phạt của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ngày nào còn tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì ngày đó hình phạt tử hình vẫn còn phát huy tính trừng phạt, răn đe, giáo dục.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với nhiều kinh nghiệm hoạt động tham gia tranh tụng tại Tòa án; cử Luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự cho bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ, người bị bắt từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục, hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự, thừa kế, đất đai, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại; cử Luật sư tham gia tranh tụng biện hộ, bào chữa cho thân chủ trong các tranh chấp về đất đai, nhà ở, lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính. Chúng tôi đã tham gia trung gian hòa giải, thương lượng cho hàng trăm vụ tranh chấp trong cộng đồng dân cư; tham gia tranh tụng tại Tòa án bào chữa giảm nhẹ, bảo vệ thành công (thắng kiện) cho hàng trăm vụ án, tranh chấp tại hà Nội và các Tỉnh thành trong cả nước.Chúng tôi luôn nghiêm túc nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật, quy phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội…; áp dụng triệt để các biện pháp hợp pháp, hợp lệ để bảo vệ, bào chữa, biện hộ tối đa có thể các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân, tài sản…cho thân chủ. Quý khách có nhu cầu về tham vấn pháp lý, mời luật sư bảo vệ, bào chữa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi – HÃNG LUẬT ANH BẰNG để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Tôn chỉ hoạt động nghề nghiệp của HÃNG LUẬT ANH BẰNG là: ^^ Tạo lập Nền tảng Vững bền ^^ | Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho thân chủ, khách hàng.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 905, Tòa nhà CT4-5, ngõ 6,Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa,
Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
E : luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
W: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn
Hotline GĐ : 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng
Bài viết khác