Hãng Luật Anh Bằng. Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT ? TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ * 0913 092 912 – 0982 69 29 12 | HÃNG LUẬT ANH BẰNG


Chào Luật sư.
Phần đất của gia đình tôi nằm trong diện thu hồi để phục vụ cho dự án mở đường giao thông. Tôi đã thấy loa phát thanh thông báo về dự án, phương án bồi thường, hỗ trợ cho những hộ có đất nằm trong dự án. Tôi chưa thấy cán bộ làm việc với dân, nên cũng không biết như thế nào ? Xin Luật sư cho biết quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất ? Cảm ơn Luật sư.
Trần Đức Độ – Hà Nam.

Luật Đất đai 2013 - Hãng Luật Anh Bằng

Trả lời:
HÃNG LUẬT ANH BẰNG, cảm ơn ông đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới chúng tôi. Về vấn đề ông bạn tâm, chúng tôi xin trả lời như sau:

A. Trình tự thủ tục để ra quyết định thu hồi đất. Hotline: 1900 6512 * 0913092912

– Cơ sở pháp lý: Điều 69 – Luật đất đai 2013.

Bước 1: Thông báo thu hồi đất (CSPL: Điểm a, K1, Điều 69).
– Chủ thể có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân
– Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Việc niêm yết đc thực hiện tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi .

Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất.
– Thẩm quyền ra quyết định: Quy định tại điều 66 – Luật đất đai 2013. Đối với trường hợp hộ gia đình ông thì UBND cấp huyện sẽ có thẩm quyền.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản trên đất (CSPL: Điểm b,c,d, K1, Điều 6.

Bước 4: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Khoản 2, Điều 69).

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và phối hợp với UBND để lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo hình thực họp trực tiếp với người dân (buộc phải có biên bản có xác nhận của đại diện UBND xã, UBMTTQ, những người có đất thu hồi).

– Sau đó tổ chức này có trách nhiệm phải tổng hợp ý kiến và phối hợp với UBND cấp xã tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý, hoàn thiện phương án bồi thường và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 5: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

– Chủ thể có thẩm quyền: UBND cấp huyện (cơ sở pháp lý – khoản 2, điều 66).

– UBND cấp huyện sẽ quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong cùng 1 ngày. Tức là quyết định thu hồi sau thông báo thu hồi (Điểm a, Khoản 3, Điều 69) .

– Tổ chức là nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối với với UBND xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

– Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi (có ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng).

Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường (Căn cứ pháp lý: Điều 93).

B. KHIẾU NẠI.

* Thời hiệu (Cơ sở pháp lý: Điều 9 – Luật Khiếu nại).

– 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

* Trình tự (Điều 7 – Luật khiếu nại).

– Lần 1: Khiến nại đến người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.

– Lần 2: Khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

– Lần 3: Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Quyền khiếu nại của người khiếu nại (Điều 12 – Luật Khiếu nại).

– Tự mình khiếu nại;

– Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

– Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

– Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

– Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

– Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

– Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

– Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

– Rút khiếu nại.

Trình tự giải quyết.

– Giải quyết lần đầu (thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý).

+ Thụ lý giải quyết: Phải thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do (trong thời hạn 10 ngày).

+ Xác minh nội dung khiếu nại (Điều 29) .

+ Tổ chức đối thoại (Điều 30)

+ Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 31)

+ Gửi quyết định khiếu nại: Trong thời hạn 3 ngày làm việc (ĐIều 32)

– Giải quyết lần hai (Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày).

+ Thụ lý giải quyết: Phải thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do (trong thời hạn 10 ngày).

+ Xác minh nội dung khiếu nại (Điều 38)

+ Tổ chức đối thoại lần hai (Điều 39)

+ Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 (Điều 40)

+ Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại: Thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết (Điều 41)

– Khởi kiện tòa án.

Trân trọng.


CÁC DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, BẢO VỆ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở * 0913 092 912 – 0982 69 29 12

* Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp Đất đai, Nhà ở;

* Đại diện, trung gian Hòa giải tranh chấp Đất đai, Nhà ở;

* Tư vấn Hồ sơ Khiếu nại, Khởi kiện tranh chấp Đất đai, Nhà ở;

* Luật sư Đại diện bảo vệ quyền lợi tại các quan Nhà nước;

* Luật sư tranh tụng Bảo vệ quyền lợi tại Tòa án các cấp.


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459 * 0982692912
E: luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
Hotline GĐ : 0913 092 912 – 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng


Sức mạnh công lý -Hãng Luật Anh Bằng