Trình tự, Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai | hãng luật anh bằng.

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI ĐÃ CÓ SỔ VÀ KHI CHƯA CÓ SỔ GIẢI QUYẾT THEO TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO ?. ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ ĐẤT ĐAI: 0913 092 912 – 0982 69 29 12


Cấp-sổ-đỏ-khi-có-Tranh-chấp-đất-đai

So với Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 có một số sửa đổi về cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai; trong đó có những điểm mới về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo đó, Luật đất đai 2013 cũng đã phân thành hai hệ thống cơ quan xét xử về các tình huống tranh chấp đất đai bao gồm: Tòa án nhân dân, và Ủy ban nhân dân.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Bước 1: Hòa giải:

theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc. Luật đất đai khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở, nếu hòa giải không thành thì gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

=> Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

=> Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+)  Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết.

=> Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2: Khi tranh chấp được hòa giải tại UBND nhưng không thành thì tranh chấp đất đai được giải quyết như sau:

1. Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 đã quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ khi đã tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết.

Theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì các loại giấy tờ đó bao gồm:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Giải quyết tranh chấp đất đai khi chưa có sổ đỏ.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi chưa có sổ sau khi đã tiến hành thủ tục hòa giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã mà không thành như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể:

=>  Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Theo đó, khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định nếu trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

=>  Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Bước 3: Nộp hồ sơ tại UBND hoặc Tòa án nơi có đất tranh chấp.

Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp huyện, tỉnh hoặc Tòa án nơi có đất tranh chấp hoặc gửi theo đường bưu điện. Nếu gửi theo đường bưu điện thì ngày khởi kiện được tính theo ngày có dấu của bưu điện nơi gửi.

* ) Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

– Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

* )  Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Các tài liệu chứng cứ liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như: giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất đai, chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện;

– Biên bản hòa giải không thành tại UBND cấp xã;

– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người khởi kiện;

Trên đây là nội dung trình bày, tư vấn các quy định pháp luật của Hãng Luật Anh Bằng về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ và chưa có sổ.


DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN KHIẾU KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở . ĐIỆN THOẠI: 0913 092 912 – 0982 69 29 12

» Tư vấn pháp luật, giải pháp, phương án tối ưu bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất đai, nhà ở cho thân chủ;

» Tư vấn pháp luật, soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ khiếu nại về tranh chấp Đất đai, nhà ở;

» Tư vấn pháp luật, soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai, nhà ở;

» Cử luật sư đại diện làm việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền;

» Cử luật sư tranh tụng biện hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án nhân dân các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trân trọng.


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW | since 2007

VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1, Phố Dương Đình Nghệ,Cầu Giấy, Hà Nội
Email: luatsuanhbang@gmail.com | luatsuminhbang@gmail.com
Điện thoại: 0243.7.645.594 – 0243.7.673.930 – Fax: 043.7.675.594
Hotline trưởng Hãng luật: Luật sư Bằng: 0913 092 912 * 0982 69 29 12


Power-of-Law