Trong một thế giới phẳng, với xu hướng toàn cầu hóa con người đã đến gần với nhau hơn. Chúng ta kết nối, giao lưu và hợp tác. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, với sức hút của các nền kinh tế lớn, các công ty xuyên quốc gia đã ra đời và các thương nhân đẩy mạnh việc tìm kiếm siêu lợi nhuận. Khi đó, việc hợp tác được thể hiện dưới nhiều hình thức như văn bản, hành vi và lời nói. Trong đó, văn bản (hợp đồng bằng văn bản) là hình thức giao kết được tin tưởng và lực chọn sử dụng nhiều hơn cả.
Hãng luật Anh Bằng –hãng luật hàng đầu về tư vấn pháp lý trong lĩnh vực thương mại hiểu được sâu sắc vai trò của hợp đồng trong quá trình hợp tác thương mại sẵn sàng mang đến những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp tới Quý khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, Anh Bang Law mong muốn trở thành người bạn đồng hành tin cậy của Quý khách hàng trên con đường tìm kiếm sự phát triển bền vững.
Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về hợp đồng và vai trò của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Một số thông tin chính của bài gồm: Hợp đồng là gì? Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng? Các hình thức của hợp đồng? Vai trò của hợp đồng trong quá trình hợp tác phát triển.
Khái niệm hợp đồng:
Đã có rất nhiều định nghĩa về Hợp đồng (contract), nhắc đến hợp đồng, tức là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên. Trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 đã đưa ra định nghĩa về hợp đồng dân sự tại Điều 388 như sau: “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng dân sự hiểu theo nghĩa chủ quan là một quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để thỏa mãn nhu cầu trao đổi trong giao lưu dân sự. Còn pháp luật về hợp đồng dân sự là sự thừa nhận, là yêu cầu của Nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó. Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng lời nói, hành vi và văn bản.
– Với hình thức giao kết bằng lời nói (miệng) thì chủ yếu được tiến hành qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp).
– Với hình thức văn bản thì tùy vào tính chất của giao dịch, thông thường đó là những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: Vay tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm… Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ.
– Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận.
Về vai trò của hợp đồng:
Bill Gates, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Tập đoàn Microsoft đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay ? ” Một ứng viên đã trả lời: “Đó chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ tính nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill Gates không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa và nhận anh ta vào làm việc. Đây chỉ là một trong những ví dụ khi khẳng định về vai trò của hợp đồng trong thương mại. Hợp đồng là công cụ phát triển đối với mỗi doanh nghiệp. Hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động hay hợp đồng thương mại đều đặc biệt có ý nghĩa trong mỗi giao dịch tương ứng của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh phát triển mạnh.
Hợp đồng thương mại dịch vụ là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện việc cung ứng dịch vụ thương mại cho khách hàng. Thông qua hợp đồng, một cây cầu được bắc nối giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng như đối tác. Các thương nhân có thể đi qua cây cầu đó để tìm kiếm siêu lợi nhuận cho mình. Hợp đồng thương mại dịch vụ là cơ sở để doanh nghiệp xác định quyền và nghĩa vụ của mình. Trong một chừng mực nào đó, hợp đồng thương mại dịch vụ cho phép các doanh nghiệp tạo ra một luật lệ riêng – thông qua những điều khoản của thỏa thuận mà các bên đã giao kết – điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ thì các bên sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ như cung cấp dịch vụ trong bao lâu, mức độ hài lòng được đánh giá như thế nào, tiến độ thanh toán, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện cam kết của mình. Qua đó, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động của mình trong lĩnh vực thương mại, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
Trên đây là một vài nhận định của Hãng luật Anh Bằng khi nói về hợp đồng thương mại và vai trò của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như sử dụng dịch vụ pháp lý của Hãng luật Anh Bằng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW
Địa chỉ: P.1503, Tòa nhà HH1, Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 043.7.675.594 Hotline: 0913 092 912 | Fax: 37.675.594
Email : luatsuanhbang@gmail.com hoặc luatsucovandoanhnghiep@gmail.com
Hotline: 0913 092 912
Bài viết khác