Hãng Luật Anh Bằng – Quy định mới về Hỏi cung.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG – QUY ĐỊNH MỚI VỀ HỎI CUNG | DỊCH VỤ LUẬT SƯ BÀO CHỮA, BẢO VỆ CHO BỊ CAN, BỊ CAO, NGƯỜI BỊ BẮT, BỊ TẠM GIỮ. HOTLINE: 0913 092 912 * 0982 69 29 12

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

1, Khái niệm:

Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra theo tố tụng (trong khoa học điều tra hình sự gọi là biện pháp điều tra), do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định.

Hỏi cung bị can có ý nghĩa lớn trong việc điều tra, xác định sự thật khách quan của vụ án. Do đó, về thời gian, việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Về địa điểm, có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.

Quy-định-về-hỏi-cung

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Như vậy, theo quy định của điều luật đang bình luận, Điều tra viên được quyền hỏi cung bị can trước khi có quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.

Điều 183 BLTTHS 2015 quy định như sau:

– Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

– Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

– Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

– Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

– Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

– Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2, Các nguyên tắc và thủ tục.

Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

Không hỏi cung bị cạn vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Đêm được tính từ 22 giờ đên 06 giờ sáng ngày hôm sau.

3, Bảo đảm quyền lợi của bị can.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lí cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng (bao gồm hoạt động hỏi cung bị can) mà họ có quyền tham gia.

Điều luật cho thấy quan điểm của nhà làm luật hướng đến bảo đảm quyền của bị can. Thời gian hợp lí nên hiểu là khoảng thời gian nhằm đảm bảo cho người bào chữa cố thể thu xếp, chuẩn bị tham gia hoạt động hỏi cung bị can, bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lí, trợ giúp pháp lí tốt nhất cho bị can.

Quy định này sẽ phát huy tác dụng, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự của Nhà nước Việt Nam khi được thi hành đúng đắn, công tâm.Theo đó, một số biện pháp bảo đảm quyền của bị can trong hỏi cung là:

Một là, trong cuộc hỏi cung lần đầu tiên, Kiểm sát viên cần thiết phải tham gia kiểm sát việc hỏi cung của Điều tra viên, trừ trường hợp khách quan không thể tham gia thì phải tham gia ngay lần tiếp theo. Khi hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của bị can theo Điều 60 BLTTHS và việc giải thích đó phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Có một số ý kiến cho rằng, quy định việc giải thích được thực hiện trước khi tiến hành hỏi cung và không cần đưa vào nội dung ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Cách hiểu như vậy là chưa chính xác, bởi việc giải thích quyền và nghĩa vụ phải xác định là nội dung quan trọng và bắt buộc phải đưa vào nội dung ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, bởi đây là quy định bắt buộc của tố tụng. Kiểm sát viên phải kiên quyết yêu cầu về thời điểm bắt đầu ghi âm hoặc ghi hình càng sớm càng tốt, đồng thời ngay sau khi giải thích xong quyền và nghĩa vụ phải cho bị can ký xác nhận và ghi rõ bị can đã được giải thích quyền và nghĩa vụ đầy đủ.

Trong những lần hỏi cung tiếp theo, có thể hỏi tiếp bị can đã hiểu đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình chưa, nếu không nhớ có cần phải giải thích lại nữa không. Trường hợp bị can có ý kiến về việc thực hiện một trong những quyền quy định tại Điều 60 BLTTHS thì Điều tra viên phải có biện pháp bảo đảm cho họ thực hiện theo quy định của pháp luật. Có như vậy, việc giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can mới được thực hiện một cách trọn vẹn và hiệu quả nhất.

Hai là, biện pháp bảo đảm quyền yêu cầu của bị can khi hỏi cung. Trước khi hỏi cung bị can, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên thông báo rõ cho họ biết việc hỏi cung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định của pháp luật để họ chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như chủ động trong lời khai của mình và biết được việc ghi âm hoặc ghi hình này sẽ là chứng cứ đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa. Điều tra viên không được ghi âm hoặc ghi hình trong những trường hợp trái quy định như ghi âm hoặc ghi hình bằng hình thức không công khai, quay lén, tự ý cắt xén lời khai… và việc thông báo này phải được ghi vào biên bản hỏi cung bị can thì mới đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định khi bị can có yêu cầu. Để bảo đảm quyền này, nếu hỏi cung ở địa điểm khác, bắt buộc Điều tra viên cần giải thích và hỏi rõ bị can có yêu cầu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hay không. Nếu không giải thích đương nhiên là bị can không thể biết được quy định này, bởi Điều 60 BLTTHS chỉ quy định chung chung về quyền yêu cầu. Phải nhận thức rằng, trong trường hợp cụ thể khi bị can yêu cầu phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì bắt buộc phải thực hiện, nếu không tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì việc hỏi cung buộc phải dừng lại; nếu bị can đồng ý tiếp tục hỏi cung mà không cần ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì tiến hành hỏi cung bình thường và việc hỏi này bắt buộc phải ghi vào biên bản hỏi cung bị can.

Ba là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên về công tác hỏi cung, kiểm sát việc hỏi cung bị can là yêu cầu cấp thiết. Điều tra viên và Kiểm sát viên phải nắm vững được quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can khi tham gia hoạt động tố tụng hình sự. Đồng thời phải đổi mới nhận thức về bị can, phải tôn trọng và có biện pháp bảo đảm quyền của họ được thực hiện hiệu quả nhất, đây cũng là trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp hiện nay. Chúng ta sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để đấu tranh với tội phạm nhưng cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để cho họ được thực hiện quyền của mình. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu cho công tác chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm.

4, Điểm mới của điều luật.

Khoản 6 là quy định mới bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Quy định này hướng đến ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật, vi phạm quyền; lợi ích của bị can, ngăn ngừa bức cung và dùng nhục hình đối với bị can.

Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ưa phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Theo quy định tại điều 2 Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 số 110/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015: “Giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cụ thể nơi có điều kiện đế thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hoạt động hỏi cung bị can kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì thực hiện thống nhất việc ghì âm hoặc ghì hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc”.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Bài viết có giá trị tham khảo *

Hãng Luật Anh Bằng, Chúng tôi hãng Luật chuyên sâu với bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động cử Luật sư tham gia tranh tụng bào chữa, bảo vệ cho Bị can, Bị cáo, Người bị bắt, Người bị tạm giữ trong các giai đoạn xác minh, điều tra, truy tố, xét xử. Quý vị có nhu cầu xin mời liện hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp và sử dụng dịch vụ Luật sư Bào chữa, bảo vệ tận tâm, trách nhiệm.

Trân trọng.

Sức mạnh công lý -Hãng Luật Anh Bằng


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW | since 2007

VP: P. 905, Tòa nhà CT 4-5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Web: anhbanglaw.com  |  luatsucovandoanhnghiep.vn  |  hangluatanhbang.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com | hangluatanhbang@gmail.com
Điện thoại: 0243.7.645.594 – 0243.7.673.930 – Fax: 0243.7.675.594
Hotline GĐ: 0913 092 912 * 0982 69 29 12 Luật sư, ThS Minh Bằng