Điều kiện bảo hộ đối với Kiểu dáng công nghiệp. Tư vấn bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp.
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC BẢO HỘ ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP. DỊCH VỤ TƯ VẤN BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP. Hotline: 0913092912 – 0982 69 29 12
Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để có thể đứng vững và cạnh tranh với các đối thủ khác, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư cải tiến sản phẩm của mình, bên cạnh cạnh tranh về chất lượng thì kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm cũng quan trọng không kém. Do vậy, kiểu dáng công nghiệp giữ vai trò quan trọng, là một tài sản giá trị của Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được độc quyền sử dụng. Tuy vậy, để được cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện được bảo hộ.
* Vai trò của kiểu dáng công nghiệp (KDCN) đối với sự phát triển của nền sản xuất hành hóa:
Kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng đối với các sản phẩm sản xuất hàng loạt cũng như các sản phẩm thủ công riêng lẻ. Kiểu dáng của một sản phẩm thường là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn, cuốn hút, bắt kịp nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của Doanh nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho Doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) kiểu dáng cho người khác hoặc thông qua bán quyền của kiểu dáng được đăng ký.
* Khái niệm Kiểu dáng công nghiệp (KDCN):
– Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, tại Khoản 13 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”
* Quy định về các điều kiện đáp ứng yêu cầu bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp:
– Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ quy định tại Điều 63 Luật SHTT:
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Tính mới của kiểu dáng công nghiệp quy định tại Điều 65 Luật SHTT:
1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
– Điều 67 Luật SHTT quy định về khả năng áp dụng công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:
“Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.”
* Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
– Với vai trò, điều kiện nghiêm ngặt để được bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, do vậy không phải bất kỳ hình dáng bên ngoài nào của sản phẩm cũng được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Do vậy, Điều 64 Luật SHTT quy định Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp như sau:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
HÃNG LUẬT ANH BẰNG với hơn 10 năm kinh nghiệm, một hãng luật chuyên sâu về Doanh nghiệp và Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi có một đội ngũ Luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu về các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp và thủ tục đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Quý vị có nhu cầu tư vấn các vấn đề về sở hữu trí tuệ, các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp và các vấn đề khác về sở hữu trí tuệ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi – HÃNG LUẬT ANH BẰNG để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Hotline dịch vụ: 0913 092 912 – 0982 69 29 12.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
Web: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com – hangluatanhbang@gmail.com
Hotline Tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0913 092 912 * 0982 69 29 12 – Luật sư Bằng