Hãng Luật Anh Bằng. Luật sư tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp về quyền tác giả.

LUẬT SƯ TƯ VẤN, ĐẠI DIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ. Hotline: 0913 092 912 – 0982 69 29 12


Các sản phẩm trí tuệ của các tác giả là những tài sản vô giá. Cũng chính bởi vậy, việc xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên phổ biến, đòi hỏi cần phải có những biện pháp hiệu quả để đảm bảo quyền lợi cũng như tạo sự “công bằng” cho các tác giả. Vậy có những biện pháp nào để bảo vệ cũng như xử phạt các hành vi xâm phạm quyền tác giả? cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

i. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam; tác hại của việc xâm phạm quyền tác giả:

Ở Việt Nam, việc xâm phạm quyền tác giả ngày càng phổ biến, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực như xuất bản, âm nhạc, báo chí, phát thanh truyền hình, biểu diễn, trên mạng internet và được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khiến cho việc bảo vệ quyền của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gặp rất nhiều khó khăn. Việc xâm phạm quyền tác giả ảnh hưởng lớn đến tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trước tiên là ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cũng như giá trị thương mại của các tác phẩm mà tác giả sáng tạo ra. Về lâu về dài làm triệt tiêu sáng tạo cá nhân cũng như sự phát triển chung của đất nước.

Luật pháp - văn minh nhân loại.

ii. Quy định của pháp luật SHTT về các hành vi xâm phạm quyền tác giả:

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật SHTT) tại Điều 28 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp:

– Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

– Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật SHTT như sau:

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 luật SHTT :

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng;

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

iii. Các biện pháp, chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền Tác giả:

Các chế tài xử phạt vi phạm quyền tác giả đã được xây dựng khá đầy đủ với các chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự. Cụ thể: Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ luật Hình sự quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 một cách cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được quy định tại Chương XVII Luật SHTT.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG – với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Một Hãng Luật tư vấn chuyên sâu về thực thi, đại diện bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi với đội ngũ luật sư, chuyên gia hàng đầu tư vấn về thực thi, đại diện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Anh Bang law cam kết luôn luôn làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, sáng tạo; đưa ra các phương án, giải pháp pháp lý tối ưu, tích cực nhất, hiệu quả nhất để quyền lợi của Quý Doanh nghiệp, Quý khách hàng thực sự được đảm bảo tốt nhất, được pháp luật bảo vệ.

CÁC DỊCH VỤ VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

» Tư vấn phương án, giải pháp tối ưu, toàn diện để đăng ký bảo hộ Quyền tác giả, các đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả;

» Tư vấn, tra cứu thông tin đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;

» Thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;

» Theo đuổi đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; trả lời hoặc khiếu nại thông báo của Cục Bản quyền tác giả; phản biện, bảo vệ trước các phản đối của bên thứ ba (nếu có);

» Theo dõi, phát hiện, cảnh báo về các tranh chấp, các hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả, quyền liên quan;

» Tư vấn giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện liên quan đến tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan;

» Tư vấn khai thác các vấn đề pháp lý, cung cấp nhân lực tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng tác phẩm, hợp đồng chuyển nhượng tác phẩm và các loại hợp đồng khác liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan;

» Tư vấn cấp lại hoặc yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

Hãng Luật Anh Bằng chân thành kính mong nhận được sự quan tâm và sẵn sàng phúc đáp, thực hiện mọi yêu cầu của Quý Khách liên quan đến các vấn đề về Sở hữu trí tuệ. Xin trân trọng cảm ơn sự tin tưởng và kính mong được phụ vụ Quý vị.

Luật-sư-và-công-lý02


HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459 * 0982692912
Web: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com – hangluatanhbang@gmail.com
Hotline Tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0913 092 912 * 0982 69 29 12 – Luật sư Bằng


Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý. Dịch vụ thẩm định, soạn thảo các loại hợp đồng.
Quy định mới của Bộ luật Lao động 2012 về Hợp đồng lao động.
Quy định về điều kiện được bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan.
Quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014 về Người đại diện theo pháp luật.
Quy định Luật Đất đai 2013 về Hòa giải tranh chấp đất đai. Tư vấn khiếu kiện tranh chấp đất đai.
Trình tự, Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai | hãng luật anh bằng.
Tìm Luật sư, Văn phòng Luật sư giỏi, danh tiếng về Đất đai, hôn nhân, hành chính, lao động tại Hà Nội.
Dịch vụ Bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa hàng đầu tại Hà Nội | Hãng Luật Anh Bằng

Các dự án khác